VIETNAM ENTERPRISE INVESTMENT AND DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY
INCREASE IN VALUE OF INVESTMENT !

FID CẬP NHẬT THÔNG TIN CỔ PHIẾU THÁNG 06/2016

PHÂN TÍCH VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN DOANH NGHIỆP xem tại đây

Quý I, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh thứ 2 thế giới

Quý I, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh thứ 2 thế giới
 
 

Với mức tăng 17,49%, chỉ số VnIndex chỉ đứng sau chỉ số DFM của TTCK Dubai (tăng 33,98%).

Blog tài chính có tầm ảnh hưởng lớn Zerohedge vừa đưa ra bảng xếp hạng 20 thị trường chứng khoán có diễn biến tốt nhất và tệ nhất trong quý I/2014. Bảng xếp hạng này được đưa ra dựa trên các số liệu của hãng tin tài chính Bloomberg.
 
Theo đó, chứng khoán Việt Nam là thị trường có diễn biến tốt thứ hai thế giới. Với mức tăng 17,49%, chỉ số VnIndex chỉ đứng sau chỉ số DFM của TTCK Dubai (tăng 33,98%). 
 
Quý I, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh thứ 2 thế giới (1)
 
Quý I dường như là quý của khu vực Trung Đông với nhiều chỉ số lọt vào bảng xếp hạng. Ngoài TTCK Dubai, các chỉ số của TTCK Abu Dhabi, Ai Cập và Qatar đều tăng điểm mạnh mẽ. 
 
Trong danh sách này cũng có hai chỉ số khác đến từ khu vực Đông Nam Á là chỉ số Jakarta Composite Index của TTCK Indonesia (xếp thứ 14 với mức tăng 11,72%) và  chỉ số PSEi – Philippine SE Index của TTCK Philippines (xếp thứ 20 với mức tăng 10,23%). 
 
Ngược lại, có rất nhiều chỉ số liên quan đến TTCK Nhật Bản xuất hiện trong bảng xếp hạng 20 chỉ số có diễn biến tệ nhất quý I. Chỉ số Nikkei 225 giảm tới 8,33% và đứng thứ 10. Các TTCK Nga và Trung Quốc cũng ở trong danh sách này. 
 
Quý I, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh thứ 2 thế giới (2)
Thu Hương

Theo Trí Thức Trẻ/Zerohedge

Tâm lý khối nội còn bất ổn, khối ngoại liệu có đảo ngược được xu hướng thị trường?

“Nhà đầu tư nên nhớ rằng báo chí và các phương tiện truyền thông thường có xu hướng làm nặng nề hơn tình hình nên việc bán tháo hoặc quá bi quan sẽ không tốt theo quan điểm đầu tư.”

Tuần qua, thị trường liên tục có các phiên tăng giảm đan xen khó lường. Không những thế, biến động chỉ số ngay trong phiên cũng rất lớn. Hiện tượng này liệu có phải là biểu hiện của yếu tố tâm lý chưa hoàn toàn ổn định? Và liệu tình trạng đó có còn tiếp diễn?

Theo bà Hồ Huyền (Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, chứng khoán VNDs) thì tình trạng này chưa chấm dứt. Cho dù thị trường có khả năng xuất hiện những phiên bứt phá trong tuần tới, sẽ vẫn còn xuất hiện những phiên biến động mạnh thể hiện sự giằng co trong tâm lý của các lực lượng tham gia thị trường.

Ông Trần Hữu Phúc (trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, chứng khoán VCBS) cũng đồng ý với nhận định rằng tâm lý của nhiều nhà đầu tư chưa thực sự ổn định. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cũng là điều dễ hiểu khi thị trường giảm điểm rất mạnh trong một thời gian ngắn (trong một tháng giảm đến 100 điểm). Tuy nhiên, thanh khoản vẫn đang được duy trì ở mức khá trong các phiên sụt giảm mạnh và có sự hồi phục trở lại khi test lại các mốc quanh 510 điểm có thể là điểm hỗ trợ thị trường trong ngắn hạn.

Ông Phúc cho rằng tình trạng dao động mạnh vẫn có thể diễn ra trong tuần tới nhưng có thể ở biên độ thấp hơn tuần vừa qua.

 

Ông Lê Đức Khánh (Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, chứng khoán MSBS) nhận định sự phục hồi khá ấn tượng của VN-Index trong tuần qua là nhờ động thái mua mạnh của khối ngoại. Theo ông, tình trạng giao dịch bất ổn sẽ còn tiếp diễn nhưng chỉ đúng với diễn biến giao dịch của khối nội, còn khối ngoại sẽ vẫn đi ngược khi tiếp tục giải ngân cổ phiếu trên 2 sàn giao dịch.

“Nhà đầu tư nên nhớ rằng báo chí và các phương tiện truyền thông thường có xu hướng làm nặng nề hơn tình hình nên việc bán tháo hoặc quá bi quan sẽ không tốt theo quan điểm đầu tư.” – ông Khánh khuyến nghị.

Vậy liệu khối ngoại có đảo ngược được xu thế hay không?

Với động thái mua ròng lớn của khối ngoại, các chuyên gia đều đánh giá đây là lực đỡ quan trọng của thị trường trong ngắn hạn. Ông Trần Hữu Phúc thống kê, thông thường, các diễn biến mua/bán ròng liên tục của khối ngoại trong phạm vi 15-20 phiên liên tiếp có thể giúp đảo chiều xu hướng ngắn hạn của thị trường. Tuy nhiên, nếu xét trong quá khứ, lực mua ròng của khối ngoại có thể sẽ đảo chiều, đặc biệt nếu ngưỡng tâm lý 500 điểm bị phá vỡ.

Bà Hồ Huyền có chút băn khoăn khi lần này, khối ngoại mua dọc triền xuống của thị trường, mua rất quyết liệt mà mới chỉ khiến cho thị trường tạm dừng đà giảm trong 1 tuần, biến động trong phiên vẫn rất lớn. Vì thế, bà Huyền cho rằng có thể lần này dòng tiền ngoại chỉ mang vai trò là lực đỡ ngắn hạn. Thị trường cần nhiều hỗ trợ hơn thế để dòng tiền có sự đồng thuận của cả khối nội và khối ngoại.

Hải Minh (Tổng hợp)

Theo Trí Thức Trẻ

Partners

videopdflien ket facebook
Nguyễn Trung Toàn: Nguyễn Trung Toàn
Nguyễn Thị Huệ: Nguyễn Thị Huệ